Tóm tắt đề tài: Đánh giá hiệu quả làm tan mảng bám cao răng của kem đánh răng dược liệu “Kem đánh răng thảo mộc Tả Phìn Hồ Saman”

Thông tin nghiên cứu: Tác giả Hứa Văn Thao và CS; Nghiên cứu tại Viện Y học bản địa Việt Nam theo hợp đồng thuê khoán chuyên môn kỹ thuật cao số 06/HĐ/TKCM giữa Viện Y học bản địa Việt Nam và Công ty TNHH Y học bản địa Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang;

LINK MUA SẢN PHẨM : https://saman.vn/san-pham/kem-danh-rang-thao-duoc-ta-phin-ho-saman/

1. Đặt vấn đề: Cao răng là dạng kết tủa và tích tụ của các chất khoáng canxi phốt phát bão hòa với xác vi khuẩn và cơ chất khác như protein, tinh bột… trong môi trường kiềm nhẹ của nước bọt. Từ mối quan hệ kết tủa – hòa tan vật chất, pH… các tác giả nghiên cứu chế phẩm kem đánh răng dược liệu “Doctor SAMAN – Trắng ngay luôn”  từ các cây thuốc nam mọc ở vùng Tả Phìn Hồ – Hà Giang như: Mán đỉa, Chè shan tuyết, Củ xẹ, Cỏ Ngọt… bào chế thành kem đánh răng dược liệu.

2. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả làm tan cao răng invitro và trắng răng người, bằng kem đánh răng dược liệu “Doctor SAMAN – Trắng ngay luôn”.

3. Vật liệu và phương pháp: mô tả, tích lũy mẫu, tích lũy kết quả, so sánh trước sau. Kỹ thuật, vật liệu: người tình nguyện răng ố vàng, đen, nhiều mảng bám răng; máy ảnh, thước so màu răng, bảng kiểm, bàn chải tiêu chuẩn, kem đánh răng “Doctor SAMAN – Trắng ngay luôn”; cao răng của người; nước muối sinh lý, nước cất; đủ cho n = 90 mẫu; Kỹ thuật: máy ảnh, máy lắc ổn nhiệt (SI-600R); phương pháp tiến hành: invitro và in vivo. Thời gian nghiên cứu từ 15/03/2017 – 15/4/2019;

4. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ làm tan cao răng invitro của “Doctorsaman –trắng ngay luôn” = 64,67 %, P<0,05 đối chứng bằng nước muối sinh lý và nước cất; sau 3 lần đánh răng liên tục, mỗi lần chải 400 lần, đúng kỹ thuật có 78 người (86,7%) răng trắng hơn trên bảng so màu, số còn lại sạch răng, răng sáng hơn;

5. Kết luận: kem đánh răng dược liệu “Doctor SAMAN – Trắng ngay luôn” có hiệu quả làm tan cao răng trong thực nghiệm invitro; có hiệu quả làm trắng trên răng người nhiều mảng bám rõ rệt.

Bản quyền: Nghiên cứu này thuộc sở hữu trí tuệ của Viện Y học bản địa Việt Nam, số công bố: 26/18/CBMP-HG, trước, trong, sau công bố đến nay không có phản hồi vi phạm bản quyền.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay